Những nguyên nhân dẫn đến máy lạnh bị chảy nước
Lắp đặt máy lạnh không đúng kỹ thuật: Máy lạnh nhiệt độ có hiện tượng rò rỉ nước ở cục lạnh cũng có thể do việc sai sót trong khâu lắp đặt. Thợ kỹ thuật lắp đặt đường ống thoát nước không có độ dốc hoặc đường ống quá dài nhưng không có lỗ thông gió. Do đó, nước không thoát hết ra ngoài mà dội ngược trở lại máng hứng và làm tràn máng hứng. Hoặc máy lạnh bị lắp nghiêng sang một bên khiến máng hứng bị nghiêng theo. Vì thế, nước sẽ chảy về đầu thấp của máng hứng và rò rỉ lên tường, sàn nhà.
Máng nước bị vỡ hay nứt: Sau khi máy lạnh hoạt động qua một thời gian dài, độ ẩm trong phòng được tách ra khỏi không khí trước khi rơi xuống dàn lạnh và nhỏ xuống máng hứng nước rồi tạo thành các loại tảo chảy vào đường ống thoát nước. Sau đó, nếu người sử dụng không vệ sinh thì tảo và bụi bẩn càng bám nhiều, làm tắc nghẽn đường ống và gây nên hiện tượng tràn nước ở máng hứng và rò rỉ xuống tường và sàn nhà.
Dàn lạnh bị đóng tuyết: nguyên nhân thường là do máy lạnh bị thiếu gas, quạt dàn lạnh bị hỏng không quay hoặc quay chậm. Bình thường, nước ngưng tụ ở dàn lạnh sẽ chảy xuôi theo máng nước ra đường ống thoát nước, nhưng khi dàn lạnh bị đóng tuyết sẽ ngăn dòng nước hoặc nhỏ trực tiếp xuống phòng.
Dàn lạnh bám bụi nhiều: Khi máy lạnh hoạt động lâu ngày, bụi bẩn sẽ bám vào dàn lạnh và dẫn đến hiện tượng rò rỉ nước và tràn ra ngoài.
Máy lạnh bị thiếu gas:Khi máy lạnh bị non gas sẽ dẫn đến hiện tượng đông đã bên trong dàn lạnh, khiến máy không đảm bảo đủ nhiệt độ như mong muốn và làm đá tan chảy qua máng hứng, tràn ra ngoài.
Hỏng quạt dàn lạnh: Quạt dàn lạnh bị hỏng không quay hoặc quay chậm khiến dàn lạnh bị đóng tuyết. Lúc này, nước không thể chạy xuôi theo máng nước xuống đường ống mà bị tuyết ngăn lại, nhỏ trực tiếp xuống phòng.
Không vệ sinh và bảo dưỡng máy định kì: Với tần suất hoạt động liên tục, lâu ngày, bụi bẩn sẽ bám vào dàn lạnh, dẫn đến hiện tượng rò rỉ nước. Bạn nên tháo lưới lọc ra và vệ sinh sạch sẽ bằng cách dùng vòi xịt rửa nước vào lưới lọc, vẩy khô rồi lắp trở lại máy.
Lưu ý: Không được dùng nước nóng trên 400C để rửa và sấy, vì nước nóng và máy sấy sẽ làm lưới bị biến dạng, bị hỏng. Với bụi bẩn khó rửa bạn có thể dùng nước rửa bát pha loãng để làm sạch lưới lọc. Để phòng ngừa máy lạnh chảy nước, người tiêu dùng nên vệ sinh máy lạnh định kỹ 3-6 tháng/lần.
Cần vệ sinh – bảo trì máy lạnh để tránh xảy ra những tình trạng hư hỏng trên
Thông thường thì các gia đình rất coi nhẹ việc vệ sinh máy lạnh mà không biết lợi ích to đùng của việc vệ sinh máy lạnh thường xuyên. Nếu chiếc máy lạnh của nhà bạn khi sử dụng bạn cảm thấy không còn được mát như ban đầu nữa thì rất có thể là chiếc máy lạnh nhà bạn đang bám rất nhiều bụi bẩn cần được làm sạch.
Do vậy mà bạn cần phải vệ sinh máy lạnh thường xuyên để tăng khả năng làm mát của máy lạnh. Tiếp đến là việc vệ sinh máy lạnh sạch sẽ thường xuyên còn giúp giảm lượng điện năng tiêu thụ của máy lạnh lên đến 5% - 15%.
Hơn nữa thì trong máy lạnh có bộ lọc không khí rất quan trọng, nếu bạn không vệ sinh bộ phần này thường xuyên thì luồng khí tỏa ra không còn được lọc sạch nữa, khiến không khí trong gia đình bạn bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến hệ hô hấp của các thành viên trong gia đình.
Ở Việt Nam, trước hè bao giờ cũng là thời gian lý tưởng nhất để kiểm tra và bảo dưỡng các máy điều hòa nhiệt độ trong gia đình.
Đối với máy lạnh một chiều, bạn có thể kiểm tra hoạt động của máy khi không sử dụng trong một thời gian dài mùa đông. Còn đối với các máy lạnh nhiệt độ hai chiều hoạt động thường xuyên thì cũng là lúc bạn nên kiểm tra định kỳ và bổ sung gas cho máy.
Việc chủ động bảo dưỡng, vệ sinh máy lạnh trước hè cũng sẽ giúp gia đình bạn tránh bị rơi vào tình cảnh không gọi được thợ hay bị chặt chém do tình trạng cháy thợ mỗi khi mùa hè đến.
Rất nhiều gia đình có thói quen chỉ bảo trì máy lạnh khi thiết bị hết gas hay hỏng hóc. Hãy biết rằng đây là một thói quen sai lầm. Muốn đảm bảo được chiếc máy lạnh nhiệt độ của gia đình mình hoạt động có hiệu quả và bền nhất, hãy nên có thói quen bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa định kỳ.
Cũng giống như các thiết bị điện máy khác, máy lạnh không khí được cấu tạo bởi các chi tiết phức tạp cả ở giàn nóng và giàn lạnh. Sau một thời gian hoạt động, các chi tiết máy có thể hao mòn và tính năng giảm đi tùy theo điều kiện và tần suất sử dụng. Bởi vậy, việc rửa máy lạnh định kỳ là điều vô cùng cần thiết để có thể nhanh chóng điều chỉnh , thay thế thiết bị kịp thời nhằm duy trì tính năng của thiết bị.